Bác sỹ Xương khớp online xin chào, chúc bạn sức khỏe và bình an!
Phòng khám Xương khớp online

Tập PHCN sau mổ Nội soi khớp vai khâu Bankart điều trị trật khớp vai tái diễn_P2

Thứ Tư, 04/10/2023
Ngọt Bùi Đức

Tập phục hồi chức năng sau mổ sửa chữa thương tổn Bankart

Giai đoạn từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12

Giai đoạn III: tuần thứ 6 đến tuần thứ 8

Mục tiêu:

+ Bảo vệ khớp vai, tránh các động tác quá sức cho dây chằng.

+ Tăng biên độ vận động của khớp vai.

+ Bắt đầu các bài tập thể lực.

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày:

+ Bỏ treo tay

+ Có thể sử dụng khớp vai bị bệnh trong hầu hết các sinh hoạt hàng ngày. Tránh các động tác đưa tay kéo các vật nặng phía sau thân mình, tránh nâng nhấc các vật nặng.

+ Không đưa các vật cao quá đầu và sau đầu.

+ Chườm đá: Có thể chườm đá hoặc chườm lạnh 15-20 phút/ngày.

Tập luyện:

Bài tập biên độ vận động: Tập 1-3 lần/ngày

Lắc vai: Cúi người, nhẹ nhàng đung đưa tay ra trước và sau một cách nhịp nhàng

Tập sức cơ (xoay trong và xoay ngoài cẳng tay): Đứng đối diện với gờ cửa hoặc bờ tường. Giữ khuỷu vuông góc và khép sát vào thân mình,  xoay trong cẳng tay hoặc xoay ngoài cẳng tay ép vào gờ tường với các ngón tay ngửa, giữ như vậy trong 5 giây. Lặp đi lặp lại 10-15 lần.

Tập sức cơ: Tập 1 lần/ngày

Bài tập sức cơ với gậy: Nằm ngửa và xoay ngoài cẳng tay. Bệnh nhân nằm ngửa để 2 khuỷu gấp 900 và nắm chặt lấy 1 chiếc gậy. Dùng tay lành đẩy nhẹ vào gậy còn tay bệnh giữ ngược lại. Duy trì trong khoảng 10 giây, sau đó nghỉ và tiếp tục lặp lại 10-15 lần.

Bài tập nâng tay ra trước qua đầu khi nằm ngửa: Nằm ngửa, Dùng tay lành nắm cổ tay bệnh đưa từ từ lên cao quá đầu, sau đó nhẹ nhàng đưa tay xuống giường.

Bài tập căng cơ - gấp chéo khớp vai khi nằm ngửa (Supine cross-chest stretch): Nằm ngửa, tay lành giữ lấy khuỷu tay bên bệnh, kéo về phía vai bệnh, giữ khoảng 10 giây, sau đó đưa lại vị trí ban đầu.

Bài tập căng cơ khi trượt và xoay trong (Sidelying internal rotation stretch): Nằm nghiêng, tay bệnh ở dưới, khuỷu gấp 90 độ, tay lành nắm lấy tay bệnh ghì lại, xoay trong tay bệnh, sao cho ngón cái chạm xuống giường, giữ khoảng 10 giây, sau đó đưa lại vị trí ban đầu.

Bài tập nâng tay ra trước–qua đầu: Seated/Standing Forward Elevation (Overhead Elbow Lift): Tay lành giữ cổ tay bệnh với ngón cái hướng lên trên, khuỷu tay thẳng, đưa tay lên cao quá đầu, đưa lên cao từ từ tăng dần.

Bài tập rowing có tạ khi nằm sấp (Prone rowing): Nằm sấp, khuỷu thẳng, tay cầm 1 tạ nhỏ (0,5-1kg), đưa khuỷu lên trên, sao cho cánh tay thẳng với thân mình, sau đó đưa cánh tay trở lại vị trí ban đầu.

Bài tập dạng có tạ khi nằm sấp: (Prone horizontal abduction): Nằm sấp , khuỷu thẳng, tay cầm 1 tạ nhỏ (0,5-1kg), đưa khuỷu sang ngang, sao cho cánh tay vuông góc  với thân mình, sau đó đưa cánh tay trở lại vị trí ban đầu.

Bài tập duỗi có tạ khi nằm sấp: (Prone extension): Nằm sấp , khuỷu thẳng, tay cầm 1 tạ nhỏ ( 0,5-1kg), đưa toàn bộ tay lên dọc theo thân mình, khuỷu vẫn giữ thẳng, sau đó đưa cánh tay trở lại vị trí ban đầu.

Bài tập xoay ngoài có tạ: (Sidelying external rotation): Nằm nghiêng bên vai lành, tay cầm 1 tạ nhỏ (0,5-1 kg) để sát giường, cánh tay nằm dọc theo thân mình, khuỷu gấp 90 độ, đưa từ từ cẳng tay song song với thân mình, sau đó đưa lại vị trí ban đầu.

Giai đoạn IV: tuần thứ 8 đến tuần thứ 12:

+ Mục tiêu:

+ Giữ an toàn cho khớp vai sau mổ.

+ Phục hồi lại tất cả các biên độ của khớp vai.

+ Tiếp tục tập luyện sức cơ của vai.

+ Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày:

+ Có thể sử dụng vai đã phẫu thuật trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng vẫn phải tránh động tác kéo vật nặng từ phía sau thân mình, và nâng nhấc vật nặng.

+ Vẫn tránh nhấc vật nặng lên cao quá đầu.

Các bài tập: tương tự như giai đoạn II, nhưng thêm 1 số bài tập sau:

Bài tập căng – trượt tay trên tường (Wall slide stretch): Đứng quay mặt vào tường, để 2 lòng bàn tay sát vào tường, ngang đầu, từ từ đưa 2 tay lên cao qua đầu, đồng thời đưa thân mình ra phía trước, giữ trong khoảng 10 giây, sau đó quay lại vị trí ban đầu.

Bài tập đưa tay qua đầu (Hand-behind-the-head stretch): Nằm ngửa, 2 bàn tay gài vào nhau, khuỷu hướng ra phía trước, đưa 2 tay ra sau đầu, từ từ và nhẹ nhàng, giữ khoảng 10 giây, sau đó đưa 2 tay lại vị trí ban đầu. 

Bài tập nâng tạ nằm sấp (Prone external rotation at 90º Abduction): Nằm sấp , khuỷu thẳng, tay cầm 1 tạ nhỏ ( 0,5-1kg), đưa khuỷu lên trên sao cho cánh tay vuông góc với thân mình, tiếp tục đưa cổ tay ra trước, sau đó đưa cánh tay trở lại vị trí ban đầu.

Bài tập gấp khớp vai ra trước khi đứng (Standing forward flexion (‘full-can’) exercise): Đứng nhìn vào gương, 2 bàn tay nắm chặt, ngón cái hướng ra trước và lên trên, khuỷu tay thẳng, từ từ đưa 2 tay lên cao , ngang đầu và sang 2 bên thân mình khoảng 30 độ, giữ khoảng 2 giây, sau đó đưa lại vị trí ban đầu , lặp lại khoảng 10 lần.

1 Standing forward flexion Stand facing a mirror with the hands rotated so  that the thumbs face forward. Raise the arm upward

Bài tập dạng cánh tay (Lateral Raises): Đứng thẳng, 2 bàn tay nắm chặt, 2 ngón tay hướng ra trước, đưa 2 tay sang ngang, sao cho bằng vai, không quá 2 vai, giữ khoảng 3 giây, sau đó đưa 2 tay về vị trí ban đầu, lặp lại khoảng 10 lần.

How to Do the Lateral Raise

PTNS khớp vai điều trị trật khớp tái diễn

Tập PHCN sau mổ giai đoạn 6 - 12 tuần.

______________________________________________________

Cần lưu ý: Người bệnh cần được khám lâm sàng và tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Thạc sỹ - Bác sỹ Nội trú Bùi Đức Ngọt để được tư vấn và giải thích.

Khám và tư vấn trực tiếp tại Bệnh viện Bưu Điện, số 49 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội hoặc Trung tâm PHCN Việt Pháp cơ sở II, ngõ 420 Phạm Văn Đồng chủ nhật hàng tuần