Bác sỹ Xương khớp online xin chào, chúc bạn sức khỏe và bình an!
Phòng khám Xương khớp online

Tập phục hồi chức năng sau mổ nối gân gót

Chủ Nhật, 24/03/2024
Ngọt Bùi Đức

Tập PHCN sau mổ nối gân Asin (gân gót)

Tập phục hồi chức năng sau mổ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi sau mổ. Nếu tập tốt, không chỉ giúp cơ thể hạn chế việc teo cơ, cứng khớp mà còn giúp tổn thương hồi phục nhanh và hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các bài tập theo từng giai đoạn sau mổ nối gân gót

Giai đoạn 1: Tuần đầu tiên sau phẫu thuật:

  • Giữ vệ sinh chân để đảm bảo chăm sóc vết mổ tốt
  • Giữ nguyên bột khi về nhà
  • Kê cao chân khi ngủ, vận động ngón cái để giảm phù nề
  • Dùng nạng khi đi lại. Tuyệt đối KHÔNG đi bằng chân mổ.

Giai đoạn 2: Từ tuần 4 – 8 sau mổ

Mục đích:

  • Bảo vệ vị trí khâu gân
  • Giảm phù nề
  • Bắt đầu sớm các bài tập
  • Bắt đầu bỏ bột tập đi

Các việc cần làm:

  • Tiếp tục đeo nẹp để cổ chân vuông góc. Có thể đi lại với chân phẫu thuật khi đeo nẹp. Có thể bỏ nẹp khi tắm hoặc khi tập vận động
  • Chống phù: Kê cao chân hoặc sử dụng tất áp lực để chống phù
  • Các bài tập: Có thể tập với tay và chân bên lành. Có thể tập các bài tập được hướng dẫn dưới đây. Cần lưu ý, các động tác của cổ chân cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh căng quá mức ở vùng mổ. Tập nhẹ nhàng hỗ trợ việc hồi phục trong khi tập mạnh thì có thể gây đứt gân

Các bài tập

Bài tập gấp – duỗi cổ chân: Bỏ nẹp, nhẹ nhàng di chuyển bàn chân lên trên, xuống dưới. Không được dùng lực quá mạnh. Cần tập trong giới hạn mà chân không đau. Lặp lại 20 lần, 3 lần mỗi ngày

 

Bài tập xoay tròn cổ chân: Vận động cổ chân để xoay thành một vòng tròn. Làm 10 vòng xoay bên trái và 10 vòng xoay bên phải, 3 lần/ngày

 

Nâng chân (Đeo nẹp): nâng chân khi gối duỗi thẳng. Cố gắng nâng chân cao khoảng 45o, sau đó giữ trong 1-2s rồi hạ xuống từ từ. Lặp lại 20 lần, 2 lần mỗi ngày

 

Dạng đùi: (đeo nẹp). Nằm nghiêng sang bên lành. Giữ gối duỗi, nâng chân mổ lên 45o (hình vẽ), giữ trong 1-2s rồi hạ xuống từ từ. Lặp lại 20 lần, 2 lần/ngày

 

Đứng (đeo nẹp): Đứng đối diện với bàn sau cho cân đối. Khi đứng trên chân lành, nâng chân mổ lên hướng tới mông. Lặp lại 20 lần.

 

Tập đạp xe (Đeo nẹp): Đạp không tải trong 10-20 phút/ngày (nếu muốn)

 

Giai đoạn 3: Từ 8-12 tuần:

Mục đích:

  • Bảo vệ mỗi khâu gân
  • Giảm phù
  • Bắt đầu các bài tập sức mạnh
  • Tiếp tục sử dụng nẹp khi đi lại

Các hoạt động:

  • Bỏ bột / nẹp cổ chân
  • Giảm phù nề: Kê cao chân hoặc dùng tất áp lực
  • Các bài tập: Có thể tập các bài tập ở tay và chân bên lành. Tất cả các bài tập nên được thực hiện khi không đau hoặc căng giãn quá mức. Các bài tập với sợi dây chun có thể thêm vào, 1 lần/ngày dưới sự hướng dẫn của bác sỹ

Các bài tập (Lưu ý: bắt đầu với dây chun màu vàng và tiếp tục với dây màu đỏ trong 2 tuân):

Bài tập lật cổ chân: Buộc sợi dây chun vào bàn chân bên mổ, từ từ xoay ngoài chân mổ. Lập lại 30 lần

 

Bài tập duỗi cổ chân: Buộc dây thun vào bàn chân, ấn bản chân xuống. Lập lại 30 lần. Lưu ý, đây là bài tập quan trọng nhất

 

Bài tập gấp cổ chân: Tương tự bài tập trên nhưng theo chiều ngược lại

 

Lật cổ chân: Buộc dây thun vào bàn chân bên mổ, từ từ xoay trong bàn chân

 

Giai đoạn 4: Từ 12 – 24 tuần

Mục đích:

  • Bảo vệ mối khâu gân
  • Thêm các bài tập sức khỏe
  • Sử dụng gót khi đi lại
  • Bắt đầu bước đi bình thường

Các hoạt động:

  • Bỏ nẹp hoặc bột
  • Các bài tập: Có thể tiếp tục các bài tập với dây chun đỏ trong 1 tháng rồi chuyển sang màu xanh dương. Tiếp tục các bài tập giai đoạn 1 và thêm vào các bài tập tăng lực đối kháng.

Các bài tập

Bài tập căng cẳng chân: Giữ chân mổ thẳng, gót và bàn chân áp sát sàn, đẩy vào tường cho tới khi cảm thấy căng ở cẳng chân. Không được cố đẩy căng hơn nữa. giữ 15-20s. Lặp lại 3-5 lần

 

Căng cẳng chân khi gấp nhẹ gối: Đứng ở tư thế 2 gối hơi chùng, gót và bàn chân áp sát mặt sàn. Từ từ hạ gối xuống thấp, ra trước cho tới khi cảm thấy căng cẳng chân. Không được căng quá mức. Giữ 15-20s. Lặp lại 3-5 lần/ngày

 

Tập đứng trên mũi chân: Đứng đối diện với bàn, 2 tay nắm cạnh bàn để hỗ trợ và giữa thăng bằng, giữ gối thẳng, nâng từ từ bàn chân để được động tác đứng trên mũi chân. Giữ trong 1-2s. Lặp lại 20-30 lần. Sau 1 tháng tập với 2 chân thì dần chuyển sang tập với chỉ đứng trên chân mổ

 

Giữ thăng bằng trên 1 chân. Sau khi đứng vững, bạn cần giữ được thăng bằng khi nhắm mắt. Thực hiện mỗi lần 5 phút

 

 

_______________________________

Để chẩn đoán và điều trị sớm, chính xác các bệnh lý liên quan đến bệnh lý xương khớp, hãy liên hệ ngay với Bs Bùi Đức Ngọt (Zalo: 0973932912) và Bs Nguyễn Minh Phượng của BsXuongkhop.com - Bác sỹ giỏi, chuyên môn tay nghề cao, chuyên sâu về Chấn thương chỉnh hình với +10 năm kinh nghiệm điều trị và tiên phong áp dụng các biện pháp hiện đại, tiên tiến, đem lại sự hồi phục chức năng, tự tin quay trở lại với niềm đam mê thể thao và cuộc sống thường ngày.

Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx