Bác sỹ Xương khớp online xin chào, chúc bạn sức khỏe và bình an!
Phòng khám Xương khớp online

Giải phẫu khớp vai

Thứ Hai, 09/10/2023
Ngọt Bùi Đức

Cấu tạo chung khớp vai

Vai có cấu trúc và chức năng phức tạp vì đây là một trong những khớp có thể vận động tự do nhất trong cơ thể. Khớp vai chứa đai vai - nối chi trên với bộ xương trục thông qua khớp ức đòn. Tầm vận động khớp cao khiến vai kém ổn định, dễ bị trật khớp và chấn thương.

Đai vai là một cấu trúc bao gồm xương đòn và xương bả vai, khớp với đầu trên xương cánh. Có bốn khớp tham gia cấu trúc này: khớp ức đòn (SC), khớp cùng vai đòn (AC), khớp vai – ngực và khớp ổ chảo cánh tay.

Khớp ức đòn là khớp yên hoạt dịch và là khớp duy nhất nối chi trên với bộ xương trục. Nó kết nối xương đòn với cán của xương ức và được ổn định nhờ dây chằng sườn đòn. Khớp ức đòn cùng đòn là một khớp hoạt dịch phẳng nối liền mỏm cùng vai của xương bả vai với đầu ngoài xương đòn. Nó được giữ vững chủ yếu bởi dây chằng quạ đòn, và các sợi dày lên của bao khớp cùng đòn (gọi là dây chằng cùng đòn trên và dưới). Khớp vai – ngực không phải là khớp thực sự mà được hình thành do sự khớp nối của xương bả vai trượt trên thành sau của lồng ngực.

Khớp ổ chảo – cánh tay là một khớp hoạt dịch dạng chỏm cầu, có khả năng di chuyển cao, được giữ vững nhờ các cơ chóp xoay gắn vào bao khớp, cũng như các gân của cơ nhị đầu và cơ tam đầu cánh tay. Chỏm xương cánh tay khớp với ổ chảo của xương bả vai. Đó là một khớp nối nông vì hố chứa ít hơn một phần ba đầu xương cánh tay. Sụn viên (Labrum) là một vòng sụn sợi, gắn vào vành ngoài của hố ổ chảo và cung cấp thêm độ sâu và độ vững của chỏm xương cánh tay. Một số lượng nhỏ túi chứa đầy chất lỏng được gọi là túi hoặc bao hoạt dịch, bao quanh các gân và hỗ trợ khả năng vận động của khớp. Đó là các bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, dưới cơ delta, dưới vai và dưới mỏm quạ.

Giải phẫu bình thường của khớp vai

  Để giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi xin phân tích chi tiết cấu trúc giải phẫu dây chằng khớp vai

Giải phẫu xương khớp vai

Xương khớp vai bao gồm:

Các xương của khớp vai bao gồm: xương đòn, xương bả vai và đầu trên xương cánh tay.

Xương đòn là xương duy nhất của chi trên gắn kết với phần xương trục. Nó cấu tạo nên phần trước của đai vai, có thể sờ thấy dưới da dọc theo toàn bộ chiều dài xương với dạng đường viền hình chữ S nhẹ nhàng. Xương đòn khớp ở một đầu với xương ức và với mỏm cùng của xương bả vai ở đầu kia. Khớp nối này giữa đầu mỏm cùng vai của xương đòn và mỏm cùng vai của xương bả vai tạo thành mái vai.

Xương bả vai là một xương hình tam giác lớn, phẳng với ba mỏm được gọi là mỏm cùng vai, mỏm sống và mỏm quạ. Nó tạo thành phần sau của đai vai. Bệnh nhân có thể dễ dàng sờ thấy gai vai (nằm ở phía sau xương bả vai) và mỏm cùng vai. Bệ mặt dạng lưỡi phẳng của xương bả vai lướt dọc theo phía sau ngực cho phép cánh tay mở rộng tầm vận động. Mỏm quạ là một cấu trúc cong dày nhô ra từ xương bả vai và là điểm gắn của dây chằng và cơ. Xương bả vai cũng được đánh dấu bằng một khoang ổ chảo nông, hơi hình dấu phẩy, khớp nối với đầu xương cánh tay tạo nên khớp ổ chảo cánh tay.

Đầu trên của xương cánh tay bao gồm chỏm, cổ giải phẫu, củ lớn và củ nhỏ và thân xương. Chỏm xương cánh tay có hình bán cầu và nhô vào khoang ổ chảo. Cổ giải phẫu nằm giữa chỏm và củ lớn và củ nhỏ. Phía đầu gân xương cánh tay có các lồi củ là vị trí gắn kết cho các cơ chóp xoay, giúp vận động khớp vai dễ dàng.

Giải phẫu dây chằng khớp vai

Dây chằng ổ chảo – cánh tay

Bao khớp được hình thành bởi một nhóm dây chằng nối xương cánh tay với ổ chảo. Những dây chằng này là đóng vai trò chính trong việc giữ vững khớp vai. Có ba dây chằng Glenohumeral (dây chằng ổ chảo – cánh tay trên, giữa và dưới). Những dây chằng này giúp giữ vai đúng vị trí và giữ cho nó không bị trật ra khỏi ổ chảo.

Dây chằng cùng -  quạ: là dây chằng nối mỏm quạ với mỏm cùng vai. Dây chằng này có thể dày lên và gây ra hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, đôi khi cần can thiệp phẫu thuật.

Dây chằng quạ đòn: Bao gồm hai dây chằng: dây chằng hình thang và dây chằng hình nón, nối giữa mặt dưới xương đòn và mỏm quạ của xương bả vai. Những dây chằng nhỏ với khớp cùng đòn này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ xương bả vai gắn chặt với xương đòn. Các chấn thương mạnh vào điểm vai có thể làm đứt các dây chằng này và có khả năng bị trật khớp cùng đòn.

Dây chằng ngang cánh tay: Dây chằng ngang cánh tay giữ gân đầu dài của cơ bắp tay cánh tay ở vùng giữa củ lớn và củ nhỏ trên xương cánh tay.

Giải phẫu cơ cơ quanh khớp gối

            Các cơ nội tại của vai nối xương bả vai và/hoặc xương đòn với xương cánh tay. Chúng bao gồm:

Giải phẫu thần kinh khớp vai

            Khớp vai được chi phối cảm giác bởi các dây thần kinh xuất phát từ các dây thần kinh trên vai (chi phối cảm giác phía sau trên), thần kinh nách (chi phối phía trước dưới bao khớp) và thần kinh ngực bên (chi phối thần kinh phía trước trên bao khớp và bao gân cơ chóp xoay)

Sụn khớp khớp vai

            Sụn khớp gối được cấu tạo bởi một mô liên kết chắc và linh hoạt giúp bảo vệ đầu xương cứng. Nó có 2 vai trò là giảm ma sát và giảm xóc cho phần xương cứng.

            Về mô học, sụn khớp khớp gối được cấu tạo bởi 2 thành phần:

Sụn khớp Hyaline: là loại sụn khớp bao bọc quanh các đầu xương. Loại sụn khớp này trơn và mịn, giúp đầu xương di chuyển trơn tru với lực ma sát tối thiểu.

Sụn sợi - Fibrocartilage: Là sụn cứng được cấu tạo từ các sợi dày, đây là thành phần cấu tạo nên sụn viền của khớp vai – là viền sụn nằm ở bờ của ổ chảo, giúp ổ chảo sâu thêm.

Giải phẫu chức năng khớp vai hay sinh cơ học khớp vai

  Các chuyển động chính ở khớp glenohumeral là:

Giạng: chuyển động hướng lên trên của xương cánh tay sang một bên, ra khỏi cơ thể, trong mặt phẳng xương bả vai.

Khép: chuyển động đi xuống của xương cánh tay về phía cơ thể từ tư thế dang, trong mặt phẳng xương bả vai.

Gấp: Sự chuyển động của xương cánh tay thẳng về phía trước

Duỗi: xương cánh tay di chuyển thẳng về phía sau

Xoay ngoài: Chuyển động của xương cánh tay theo chiều ngang quanh trục dài của nó ra khỏi đường giữa

Xoay trong: chuyển động của xương cánh tay về phía trong quanh trục dài của nó về phía đường giữa

Khép ngang: chuyển động của xương cánh tay theo mặt phẳng ngang hoặc ngang về phía ngực

Dạng ngang: chuyển động của xương cánh tay theo mặt phẳng ngang hoặc ngang ra khỏi ngực.

_______________________________

Để chẩn đoán và điều trị sớm, chính xác các bệnh lý liên quan đến khớp vai, hãy liên hệ ngay với Bs Bùi Đức Ngọt (Zalo: 0973932912) của BsXuongkhop.com - Là bác sỹ giỏi, chuyên môn tay nghề cao, chuyên sâu về Chấn thương chỉnh hình với +10 năm kinh nghiệm điều trị và tiên phong áp dụng các biện pháp hiện đại, tiên tiến, đem lại sự hồi phục chức năng và tự tin quay trở lại với niềm đam mê thể thao.

Viết bình luận của bạn