Bác sỹ Xương khớp online xin chào, chúc bạn sức khỏe và bình an!
Phòng khám Xương khớp online

Thoái hóa khớp gối

Chủ Nhật, 11/08/2024
Ngọt Bùi Đức

Thoái hóa khớp gối

Ths. BSNT. Bùi Đức Ngọt

 

Khớp gối tạo thành bởi đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khi vận động, các xương trượt lên nhau trên bề mặt sụn khớp. Đây là khớp rất quan trọng, chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất so với các khớp khác. Chính vì vậy khi hoạt động quá tải, khớp gối có thể bị thoái hóa.

1. Tổng quan bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng biến đổi sụn khớp, xương dưới sụn, hình thành các gai xương, cuối cùng có thể dẫn đến biến dạng khớp; có thể kèm theo các tổn thương các cấu trúc khác bên trong khớp như màng hoạt dịch, dây chằng, sụn chêm.

Khi khớp bị thương tổn nhiều, chất lượng dịch khớp sẽ càng ngày càng kém, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn.

2. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối chủ yếu do lão hóa bởi tuổi tác, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc công việc và béo phì.

  • Cũng có một số trường hợp thoái hóa khớp gối bởi chấn thương khớp như: Đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè....
  • Thoái hóa khớp gối có thể do yếu tố thuận lợi của trục chi dưới, bởi bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.
  • Nguyên nhân do chấn thương xương đùi, xương chậu (vỡ, rạn, nứt, gãy...).

3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể bao gồm:

  • Đau khớp gối bị thoái hóa với các biểu hiện: Đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
  • Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, nếu được chọc hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ.

4. Thoái hóa khớp gối có lây không?

Bệnh thoái hóa khớp gối không bị lây truyền từ người này sang người khác.

5. Đối tượng nguy cơ thoái hóa khớp gối

Từ nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến các đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối như sau:

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi, đặc biệt người già có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
  • Những người lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều.
  • Những người béo phì.
  • Những người có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi...

6. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối có các biệu pháp sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn các loại cá nước lạnh, những thực phẩm có chứa rất nhiều acid béo omega-3 - một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả. Sử dụng thường xuyên các loại: Xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung luôn phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua...
  • Chế độ lao động và sinh hoạt khoa học: Thường xuyên tập thể dục, tránh làm việc nặng quá sức.

7. Các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Căn cứ diễn biến của bệnh để thăm khám khớp gối và thăm khám toàn thân.
  • Sau đó, trên cơ sở tình trạng bệnh để chỉ định một số xét nghiệm như: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Trong trường hợp sưng khớp, bác sĩ sẽ siêu âm khớp, nếu có đủ điều kiện vô trùng tuyệt đối, có thể chọc hút thăm dò...

8. Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, tùy vào mức độ bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tập luyện đúng phương pháp tránh cứng khớp và teo cơ, chế độ ăn đầy đủ chất, bổ sung canxi và khoáng chất.
  • Trong trường hợp người bệnh thừa cân - béo phì cần được tư vấn và điều trị giảm cân.
  • Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khớp gối không dùng thuốc như: châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ.
  • Phẫu thuật/thay khớp gối

__________________________________

Để chẩn đoán và điều trị sớm, chính xác các bệnh lý liên quan đến bệnh lý xương khớp, hãy liên hệ ngay với Bs Bùi Đức Ngọt (Zalo: 0973932912) và Bs Nguyễn Minh Phượng của BsXuongkhop.com - Bác sỹ giỏi, chuyên môn tay nghề cao, chuyên sâu về Chấn thương chỉnh hình với +10 năm kinh nghiệm điều trị và tiên phong áp dụng các biện pháp hiện đại, tiên tiến, đem lại sự hồi phục chức năng, tự tin quay trở lại với niềm đam mê thể thao và cuộc sống thường ngày.