Bác sỹ Xương khớp online xin chào, chúc bạn sức khỏe và bình an!
Phòng khám Xương khớp online

Góc nghiêng của khớp háng

Chủ Nhật, 22/10/2023
Ngọt Bùi Đức

       Góc nghiêng khớp háng là một khái niệm được bác sỹ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình quan tâm, nhất là trong các trường hợp thay khớp háng nhân tạo. Góc nghiêng khớp giữ vai trò quan trọng trong tầm vận động và cơ chế chống trật khớp tự nhiên của khớp háng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về góc nghiêng của khớp háng.

Góc nghiêng của ổ cối

Về mặt định hướng không gian, ổ cối có 2 dạng góc nghiêng là góc nghiêng dạng (inclination) và góc nghiêng trước (anteversion). Do phương pháp đo khác nhau mà các góc nghiêng này của ổ cối có sự khác nhau ở các chuyên khoa khác nhau: Góc nghiêng phẫu thuật – do PTV thay khớp đề xuất khi đo trong mổ, góc nghiêng giải phẫu do nhà giải phẫu học đề xuất khi đo trên khớp và góc nghiêng XQ – do bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh đề xuất khi đo trên phim X-quang. Ba phép đo này tuy cho kết quả khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và có thể chuyển đổi giữa nhau.

Góc nghiêng phẫu thuật của ổ cối

Trong phẫu thuật thay khớp háng, BN nằm nghiêng do đó, góc nghiêng của ổ cối được định nghĩa là góc nghiêng giữa trục của ổ cối và mặt phẳng đứng dọc của cơ thể.

Định nghĩa phẫu thuật về 2 góc nghiêng của ổ cối

Góc nghiêng trước phẫu thuật (OA – Operative Anteversion) là góc nằm giữa trục dọc của bệnh nhân và trục của ổ cối được chiếu trên mặt phẳng đứng dọc.

Góc nghiêng dạng phẫu thuật (OI – Operative Inclination) là góc nằm giữa trục của ổ cối và hình chính của trục này trên mặt phẳng đứng dọc.

Góc nghiêng XQ của ổ cối

Góc nghiêng của ổ cối được xác định sau mổ thường được xác định trên phim chụp khung chậu thẳng với tia chụp theo chiều trước sau và tấm cản quang đặt phía sau. Do đó, góc nghiêng XQ của ổ cối là góc nghiêng giữa trục của ổ cối và mặt phẳng đứng ngang.

Định nghĩa của chẩn đoán hình ảnh (XQ) về 2 góc nghiêng của ổ cối

Kỹ thuật đo góc nghiêng trước tuỳ thuộc vào vòng đánh dấu của ổ cối nhân tạo. Nó có dạng một vòng tròn và khi chiếu lên phim XQ khung chậu thẳng, nó là một hình ellipse. Trị số của góc nghiêng ổ cối sẽ được tính toán dựa vào mối quan hệ giữa kích thước của đường kính lớn và đường kính nhỏ của hình ellipse. Kết quả của phép tính này cho ta góc dạng (Góc RI – Radiographic Inclination) và góc nghiêng trước XQ (Góc RA – Radiographic Anteversion).

Góc nghiêng trước giải phẫu

 Các nghiên cứu về giải phẫu học khớp háng bình thường và khớp háng loạn sản đều định nghĩa góc dạng là góc giữa mặt phẳng bề mặt của ổ cối với mặt phẳng ngang. Điều này tương đương với góc giữa trục của ổ cối và trục dọc của cơ thể. Góc dạng giải phẫu (AI – Anatomic inclination) là góc giữa trục của ổ cối và trục dọc của cơ thể. Góc nghiêng trước giải phẫu (AA – Anatomic anteversion) được định nghĩa là góc giữa trục ngang của cơ thể và trục của ổ cối khi chiếu trên mặt phẳng ngang. Điều này tương tự với sự xoay trong của ổ cối theo trục dọc cơ thể.

Định nghĩa giải phẫu về 2 góc nghiêng của ổ cối

Mối liên quan giữa các loại góc nghiêng

Mối quan hệ giữa các định nghĩa về góc nghiêng trước ổ cối

Mối quan hệ giữa các định nghĩa về góc nghiêng dạng ổ cối

Hai hình trên đây đã thể hiện sự khác nhau giữa các phép đo góc nghiêng của ổ cối. Bằng cách dựng lại và tính toán dựa trên các công thức toán học phức tạp, người ta đã lập ra đồ thị để chuyển đổi giá trị của góc nghiêng giữa các phép đo:

  1. Tan(OA) = Tan(RA) ÷ Cos(RI)Sin(OI) = Sin(RI) x Cos(RA)
  2. Tan(OA) = Sin(AA) × Tan(AI)Sin(OI) = Sin (AI) × Cos(AA)
  3. Tan(AA) = Sin(OA) ÷ Tan(OI)Cos(AI) = Cos(OI) × Cos(OA)
  4. Tan(AA) = Tan(RA) ÷ Sin(RI)Cos(AI) = Cos (RI) × Cos (RA)

Phương trình (1) là phương trình mà Lewinnek và cs đã lập ra năm 1978 và được M. K. Ackland sử dụng năm 1986.

Harris và cs cho rằng góc nghiêng của Cup trong mổ nên là 30o (góc dạng) và 20o (nghiêng trước). Góc này tương đương với 36o và 31o lần lượt là góc dạng và góc nghiêng trước theo giải phẫu.

Lewinnek và cs đã đề xuất vùng an toàn cho việc đặt ổ cối là dưới 25o cho góc nghiêng trước trên XQ giúp làm giảm tỷ lệ trật khớp ra trước, góc này tương đương 38o khi đo trong mổ.

Góc nghiêng trước của cổ xương đùi

Sự hình thành góc nghiêng trước cổ xương đùi

Góc nghiêng trước của cổ xương đùi thay đổi theo lứa tuổi. Trung bình, góc nghiêng trước từ 300 – 400 khi mới sinh, giảm dần trong quá trình phát triển do tác động của các yếu tố di truyền, các cơ quanh khớp háng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của dáng đi.

Ở người trưởng thành, góc nghiêng trước cổ xương đùi nằm trong khoảng 80 – 140, trung bình 80 ở nam giới và 140 nữ giới. Giới hạn bình thường là tương đối rộng, có thể lên tới 360.

Dựa trên nghiên cứu của một số tác giả, Svenningsen (1991) đã chỉ ra giá trị bình thường của cổ xương đùi từ khi sinh tới tuổi trưởng thành: giá trị trung vị là 360, 330, 280, 260, 250, 220, 210, 160, 150 tương ứng với thời tuổi: khi mới sinh, 2-4, 4-6, 6-8, 8-10, 10-12, 12-14, 14-16 và trưởng thành, trung bình mỗi năm tăng 1,50. Giá trị này tăng ở người gầy, thiếu cân và giảm ở người thừa cân, béo phì

Góc nghiêng trước của cổ xương đùi ở người trưởng thành

Nakahara I và cs năm 2008 nghiên cứu trên 136 khớp háng ở người cao tuổi, với tuổi trung bình của nam là 74,0±6,8 và nữ là 73,4±7,8 tuổi, góc nghiêng trung bình cổ xương đùi ở nam giới là 19,40±10,40 (dao động từ -2,60 đến 36,90), ở nữ giới là 23,90±9,80 (dao động từ 1,00 đến 47,50).

Góc nghiêng trước cổ xương đùi

Góc nghiêng trước của cổ xương đùi khác nhau ở các chủng tộc là khác nhau. Aditya và cs năm 2010 nghiên cứu góc nghiêng trước của 172 ổ cối, cổ xương đùi và góc nghiêng phối hợp ở 86 người Ấn Độ trưởng thành và so sánh với các chỉ số của người Phương Tây. Kết quả cho thấy góc nghiêng trước của cổ xương đùi của người Ấn Độ nhỏ hơn 3-120, góc nghiêng tổng nhỏ hơn 3-50 trong khi góc nghiêng trước của ổ cối của 2 nhóm là như nhau, chỉ có kích thước ổ cối là to hơn.

Khamanarong và cs năm 2014 đã sử dụng 216 xương đùi khô của người Thái Lan trưởng thành lấy từ xương lưu giữ tại Bộ môn Giải phẫu, Khoa Y, Đại học Khon Kaen, Thái Lan để đo lường các phiên bản của cổ xương đùi. Giá trị trung bình góc nghiêng trước của cổ xương đùi là 16,210±5,240. Góc nghiêng trung bình của nam giới và nữ giới 14,750±16,900 và 15,590±17,590 tương ứng.

Sự thay đổi của góc nghiêng trước của chuôi sau phẫu thuật

Nghiên cứu của Emerson và cs năm 2012 nhận thấy góc nghiêng của chuôi tăng hơn 80 so với góc nghiêng ban đầu của cổ xương đùi trong thay khớp háng toàn phần không xi măng. Masanobu H. và cs năm 2014 cũng chỉ ra góc nghiêng trước của cổ xương đùi nhân tạo tăng 9.80 so với góc nghiêng trước tự nhiên của cổ xương đùi khi nghiên cứu trên 122 BN thay khớp háng. Điều này cũng được tác giả Đào Xuân Thành khẳng định qua nghiên cứu có sự thay đổi góc nghiêng trước của cổ xương đùi sau thay khớp háng.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx